KẾ HOẠCH

Kế hoạch Đào tạo Lớp Trung cấp Trồng trọt và bảo vệ thực vật khóa 21 (TC-TT&BVTV/K21), Khóa học 2024 – 2026

Đã đăng trên

  1. Tên ngành, nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật; Mã ngành, nghề: 5620111
  2. Trình độ đào tạo: Trung cấp
  3. Đối tượng tuyển sinh: Người tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hoặc tương đương.
  4. Mục tiêu đào tạo

4.1. Mục tiêu chung:

  Đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất nghề Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trình độ trung cấp có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có năng lực làm việc tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển Kinh tế – xã hội. Tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

        4.2. Mục tiêu cụ thể:       

4.2.1. Kiến thức

  – Trình bày được:

+ Những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

+ Quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể thực vật và mối quan hệ của quá trình đó với sự phát sinh, phát triển của dịch hại.

+ Phương pháp sử dụng các loại phân bón, nhu cầu các chất dinh dưỡng thiết yếu trong cây.

+ Phương pháp sử dụng các nhóm thuốc bảo vệ thực vật thường dùng trong nông lâm nghiệp.

+ Một số nội dung cơ bản của các loại văn bản quy định nhà nước liên quan đến trồng trọt, kiểm dịch và bảo vệ thực vật.

– Mô tả được:

+ Quy trình trồng, chăm sóc cây trồng chính tại địa phương.

+ Quy trình quản lý, phòng trừ dịch hại trên cây trồng chính tại địa phương.

+ Các bước chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng của cây.

+ Các bước điều tra phát hiện nguyên nhân và dự tính dự báo dịch hại.

– Có kiến thức cơ bản về tin học cơ bản, ngoại ngữ tiếng Anh (trình độ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ  Việt Nam).

      4.2.2. Về kỹ năng

  – Xác định được mối quan hệ giữa các hoạt động, chức năng sinh lý trong các điều kiện môi trường và sự sinh trưởng phát triển của thực vật.

– Phân loại được đúng các loại phân bón thường sử dụng trong thực tiễn sản xuất.

– Chẩn đoán được nhu cầu dinh dưỡng của cây.

– Lựa chọn và sử dụng được các loại phân bón phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và đối tượng cây trồng

– Thực hiện được việc điều tra phát hiện nguyên nhân và dự tính dự báo dịch hại.

– Lựa chọn và sử dụng được nhóm thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với đối tượng dịch hại.

– Sử dụng an toàn các loại thuốc bảo vệ thực vật đối với người, động vật, cây trồng và môi trường.

– Thực hiện được quy trình trồng, chăm sóc một số cây trồng chính tại địa phương.

– Thực hiện được quy trình quản lý, phòng trừ dịch hại một số cây trồng chính tại địa phương.

– Ứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc (soạn thảo văn bản, lập kế hoạch, trao đổi thư tín, tìm kiếm tài liệu…).

      4.3.2.  Mức độ tự chủ và trách nhiệm

  – Giao tiếp, ứng xử phù hợp trong lĩnh vực thị trường và trong nông hộ.

– Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật và an toàn lao động.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

– Làm việc độc lập hoặc theo nhóm có sự trợ giúp hướng dẫn.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

   – Được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập.

– Kỹ thuật viên trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại thuộc lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật.

– Kinh doanh và hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật.

– Có thể học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học về lĩnh vực trồng trọt, khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

  – Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 1.636 giờ, 59 tín chỉ

– Số lượng môn học, mô đun: 26

– Khối lượng học tập các môn học chung: 255 giờ, 11 tín chỉ

– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 1.380 giờ, 48 tín chỉ

– Khối lượng lý thuyết: 440 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1134 giờ; Kiểm tra: 62 giờ

       Xem thêm tại đây: KHđào tạo lớp TC TT BVTVK21