Khoa Cơ giới đường bộTin tức

Đào tạo Nghề Công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng Bắc Kạn

Đã đăng trên

Học sinh sinh viên trong quá trình học nghề Công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng Bắc Kạn được thực hiện các công việc như: Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ; bảo dưỡng, sửa chữa trang bị điện; bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (gầm ô tô) trên otô thật; chuẩn đoán, xác định tình trạng kỹ thuật và các pan bệnh của các hệ thống trên ô tô bằng các thiết bị hỗ trợ kiểm tra công nghệ hiện đại; vận hành, kiểm tra động cơ và ô tô; thực hiện các công việc gia công bổ trợ như hàn điện, hàn hơi, gò, sử dụng các thiết bị nghề nguội…

1
Hình ảnh: Chuyển giao hệ thống đánh pan tự động trên máy vi tính tại Trường Cao đẳng Bắc Kạn

Các vị trí làm việc của nghề Công nghệ ô tô sau khi tốt nghiệp
“Học sinh – sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề “ công nghệ ô tô ” là kỹ thuật viên có khả năng làm việc ở các vị trí sau: Tại các cơ sở lắp ráp ô tô: Làm việc tại một vị trí cụ thể, trưởng dây chuyền lắp ráp, giám sát quá trình lắp ráp, giám sát chất lượng ô tô… Tại các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành ô tô: làm việc tại một vị trí cụ thể, điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật, cố vấn dịch vụ, bảo dưỡng động cơ ô tô; sửa chữa động cơ ô tô; bảo dưởng hệ thống trang bị điện ô tô; sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô; bảo dưỡng hệ thống truyền lực (hệ thống ly hợp, hệ thống số, hệ thống truyền động các đăng, hệ thống cầu chủ động, hệ thống phanh, hệ thống phanh thủy lực, phanh khí nén, phanh ABS, hệ thống lái, hệ thống treo, khung xe, thân vỏ xe.. ); kiểm tra tính năng làm việc, chuẩn đoán tình trạng kỹ thuật và các pan bệnh của các hệ thống trên ô tô; vận hành, kiểm tra động cơ và ô tô; xác định mức độ hư hỏng, tìm ra nguyên nhân và đề ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa thích hợp…; Tại các cơ sở chế tạo phụ tùng ô tô: kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân phối sản phẩm…; Tại các cơ sở kinh doanh ô tô và phụ tùng: Cố vấn bán hàng, cố vấn dịch vụ, nhân viên bán hàng…; Tại các cơ sở đào tạo nghề: hướng dẫn thực hành, thực tập; làm tổ trưởng tổ sản xuất hoặc các phân xưởng tại các nhà máy về lắp ráp, bảo dưỡng ô tô; có khả năng làm việc và giải quyết các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp tương ứng với trình độ quy định.”

44
Hình ảnh: Xưởng thực hành nghề công nghệ Ôtô Trường Cao đẳng Bắc Kạn

 

                                                                                            Thanh Bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *