Đảng ủy

Suy nghĩ về hai chữ “Trách nhiệm”

Đã đăng trên

Trong những năm qua, thực hiện khẩu hiệu và phương châm hành động: “ Trách nhiệm – Sáng tạo – Đoàn kết” đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, tùy từng vị trí, lĩnh vực công tác. Đã đoàn kết có nhiều cách làm hay, nêu cao tinh thần trách nhiệm để cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. Nhiều cán bộ giáo viên, nhân viên trong suy nghĩ và hành động, trong việc làm và lời nói đều thể hiện trách nhiệm đối với nhà trường, đối với đơn vị ( phòng/ Khoa), đối với học sinh. Với họ, trường Trung cấp nghề Bắc Kạn là “ Trường ta”; Phòng /Khoa mình; Học sinh mình.
Tuy nhiên với tinh thần nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật. Cũng còn một vài cá nhân, một vài cán bộ, giáo viên, nhân viên lúc này, lúc khác chưa làm hết trách nhiệm. Nguyên nhân thì nhiều nhưng có thể chỉ ra hai nguyên nhân sau:
Một là: Họ không hiểu trách nhiệm là gì
Hai là: Họ thiếu ý thức trách nhiệm – Nói cách khác vô trách nhiệm.
Chúng ta đang học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chỉ xin nêu một cách khái quát nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm và ý thức trách nhiệm để chúng ta cùng suy ngẫm.
Trách nhiệm là phần việc được giao, nghĩa vụ phải làm tròn theo cương vị, chức trách của mình. Trách nhiệm là một khái niệm kép, vừa thuộc phạm trù đạo đức, vừa thuộc phạm trù pháp luật. Có trách nhiệm không chỉ chịu sự phán xét của dư luận, đạo đức, còn chịu sự xét xử của pháp luật. Ý thức trách nhiệm là sự nhận thức ( Nông, sâu, đầy đủ hay chưa đầy đủ) về nghĩa vụ phải hoàn thành. Trong mối quan hệ nhất định, ngược lại với ý thức trách nhiệm là vô trách nhiệm.
Hồ Chí Minh cho rằng mỗi người có ba trách nhiệm: Trách nhiệm trước Đảng; Trách nhiệm trước nhân dân; Trách nhiệm trước công việc. Trong ba trách nhiệm đó, trước hết cần có trách nhiệm cao với công việc. Những người không có trách nhiệm với công việc tất yếu sẽ không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành ở mức độ thấp, làm ảnh hưởng tới đơn vị và nhà trường. Chắc chắn sẽ bị dư luận phê phán và nhẹ thì được xem xét trong bình công A-B, nặng hơn có thể bị đánh giá xếp loại công chức, viên chức hàng năm. Gần đây trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cá biệt còn có người coi nhẹ kỷ cương, kỷ luật hành chính như: Đi muộn, về sớm, làm việc hời hợt chậm tiến độ. Đặc biệt có cán bộ nói nhưng không làm hoặc làm qua loa đại khái, cá biệt có tình trạng “ Trên bảo dưới không nghe”. Cấp trên phân công nhiệm vụ nhưng không chịu thực hiện còn có thái độ, biểu hiện thiếu tôn trọng. Để nhà trường ngày càng trưởng thành, phát triển về mọi mặt, rất cần những cán bộ, giáo viên, nhân viên tâm huyết, đoàn kết, sáng tạo nhưng trên hết và trước hết là những người có trách nhiệm.
                                                                                                                                                      Bài viết: Quang Hùng