Tập san thông tin khoa học

Kết quả kiểm tra đánh giá việc ứng dụng, khai thác đề tài/sáng kiến nghiên cứu khoa học các năm 2014, 2015, 2016

Đã đăng trên

ThS. Nguyễn Thị Thảo- Phòng QLKH&ĐBCL
Email:thaont.cdn@backan.gov.vn

Thực hiện Kế hoạch số 33/KH – NCKH ngày 23/5/2017 của Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn về việc kiểm tra đánh giá việc ứng dụng, khai thác đề tài/sáng kiến nghiên cứu khoa học các năm 2014, 2015, 2016 kết quả như sau:
Mục đích – Yêu cầu:
– Thực hành tiết kiệm phòng, chống lãng phí
– Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng những sáng kiến, kinh nghiệm có tính hữu ích vào thực tế, từ đó đẩy mạnh khai thác tính hiệu quả trong các năm tiếp theo
Kết quả đạt được
Có 26/26 đề tài/ sáng kiến có ứng dụng, trong đó có 01 đề tài, 19 sáng kiến cải tiễn kỹ thuật, 06 sáng kiến kinh nghiệm . Kết quả cụ thể như sau:
100% các đề tài/ sáng kiến đều đã được ứng dụng ngay vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, quản lý của trường, thể hiện trên bảng 1: Kết quả cụ thể 26 đề tài/sáng kiến.
Hiệu quả đề tài
Tổng kinh phí thực hiện của 26 đề tài/sáng kiến là 371.191.150 đ,trong đó: kinh phí đề tài = 17.046.000đ, kinh phí sáng kiến cải tiến kỹ thuật = 276.780.150 đ; kinh phí sáng kiến kinh nghiệm = 77.365.000đ tổng kinh phí tiết kiệm = 217.500.000 đ/ năm. Đi vào cụ thể ta có bảng số liệu sau:

kết quả nghiên cứu
Xét về 03 nhóm hình thức nghiên cứu ta thấy sáng kiến cải tiến kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất 19/26 ĐT/SK với kinh phí 276.780.150 đ (đạt 74,56%) cao nhất trong các chuyên ngành nhưng cũng mang lại giá trị làm lợi rất cao – tiết kiệm đến 99,9932%.
Trong đó phải kể đến sáng kiến “Thiết kế, chế tạo thiết bị kiểm soát máy khởi động cho động cơ ô tô” của nhóm tác giả: Vũ Xuân Nghĩa – Phạm Đức Minh đã sản xuất bán ra thị trường 10.000.000 mặt khác tiết kiệm kinh phí mua vật tư trong đào tạo lên tới 50.000.000đ; Mô hình thực nghiệm Bệnh xá thú y của tác giả Nguyễn Đăng Dũng đây là sáng kiến thiết thực phục vụ nhu cầu khám – chăm sóc – điều trị cho vật nuôi trên địa bàn Tp. Bắc Kạn vừa là phòng thí nghiệm cho HSSV nghề Thú ý, hàng năm thu về 30.000.000đ.

mô hình bệnh xá thú y
Mô hình thực nghiệm Bệnh xá thú y của tác giả Nguyễn Đăng Dũng

Hiệu quả xã hội: Sáng kiến “Thiết kế chế tạo mô hình tuần hoàn máu” – tác giả Lê Văn Nhã đạt các giải như sau: Giải nhất cuộc thi “Thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh năm 2016” và giải ba cuộc thi “Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2016” , giải nhất cuộc thi “Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm 2017” và giải khuyến khích cuộc thi “Sáng tạo khoa học kỹ thuật VIFOTEC toàn quốc lần thứ 14”.

Lê Văn Nhã
Tác giả Lê Văn Nhã “Thiết kế chế tạo mô hình tuần hoàn máu”

Các sáng kiến kinh nghiệm vẫn là những chuyên ngành khó xác định hiệu quả kinh tế nhất dẫn đến tỷ trọng giá trị làm lợi bằng tiền mang lại hiện nay thấp.
Bên cạnh những giá trị làm lợi có thể ước tính bằng tiền, các giá trị khác làm lợi khác còn thể hiện trên các mặt: tiết kiệm được chi phí so với việc phải mua thiết bị, linh kiện từ nguồn bên ngoài; mô hình bài giảng, kết quả việc ứng dụng các nghiên cứu đã thay đổi phương pháp quản lý theo hướng tích cực; giáo viên tự tin hơn trong ứng dụng các bài giảng, mô hình học cụ vào giảng dạy, HSSV hăng say học tập…
Kết luận và kiến nghị:
– Việc nghiên cứu KHCN của trường luôn đảm bảo định hướng nghiên cứu ứng dụng đào tạo – giảng dạy là chính. Các sản phẩm, thiết bị sau khi được nghiên cứu đều đã ứng dụng mạnh mẽ vào hoạt động giảng dạy mang lại hiệu quả cao từ việc tiết kiệm chi phí so với sản phẩm, thiết bị cùng loại được mua ngoài thị trường.
– Mặt khác trường tiếp tục chú trọng nghiên cứu, ứng dụng NCKH vào hoạt động quản lý đào tạo, thủ tục hành chính – kế toán cho thấy mong muốn tiếp tục cải cách phương thức quản lý theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp. Tuy nhiên do điều kiện ứng dụng khác nhau nên việc nhân rộng còn hạn chế.
– Một số đề tài/ sáng kiến chưa thu hút- kích thích HSSV cùng tham gia nghiên cứu. Do vậy trong thời gian tới Phòng QLKH&ĐBCL đề nghị các chủ nhiệm/ tác giả nghiên cứu, định hướng HSSV cùng tham gia NCKH.