Khoa Cơ điệnKhoa Cơ ĐiệnTin tức

Đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí theo xu thế và triển vọng

Đã đăng trên

Công nghệ kỹ thuật cơ khí là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu. Tại trường Cao đẳng Bắc Kạn, việc đào tạo đội ngũ kỹ sư thực hành nghề Công nghệ cơ khí là đáp ứng đủ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có năng lực làm việc tốt.

Theo học chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường Cao đẳng Bắc Kạn, học sinh sinh viên vận dụng được kiến thức cơ bản về chế tạo máy để tính toán, thiết kế các chi tiết máy theo yêu cầu cho trước; trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị phục vụ quá trình sản xuất; phân loại tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt; phân tích quy trình vận hành, điều chỉnh gia công trên các máy công cụ điều khiển kỹ thuật số như: tiện, phay CNC…

Lớp CNKTCK-K18 thực hành tại xưởng cơ khí.

Em Ma Tiến Dũng- Học sinh lớp CNKTCK-K18 cho biết: lựa chọn học nghề là theo sở thích của em. Bản thân em luôn có ước mơ chế tạo được những thiết bị, máy móc do chính tay mình làm ra. Qua tìm hiểu, em thấy chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí rất phù hợp. Sau khi đăng ký học, em thấy lựa chọn của bản thân là đúng đắn. Em rất thích những tiết học thực hành tại xưởng. Mong muốn của em sau khi ra trường sẽ trở thành người thợ cơ khí giỏi.

Xưởng thực hành nghề Kỹ thuật cơ khí của trường rộng gần 1.500m2. Quá trình học và thực hành tại xưởng giúp người học hình thành các kỹ năng thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp; sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ cầm tay, các loại dụng cụ đo của nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí. Vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển kỹ thuật số, để gia công các loại chi tiết máy đạt yêu cầu kỹ thuật; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản; vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp. Hàn được các mối hàn ở vị trí hàn bằng, hàn đứng, hàn ngang, bằng các phương pháp SMAW, GTAW, GMAW

Thầy Lê Duy Nam (Ngoài cùng bên phải) hướng dẫn học sinh thực hành.

Thầy Lê Duy Nam- Giảng viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí cho biết: Đối với học sinh học nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, khi tham gia học tập, trước tiên các em sẽ được học các môn lý thuyết cơ sở, những môn này sẽ bổ trợ cho việc các em học nghề tại xưởng. Đối với thị trường hiện nay, ngành cơ khí rất đa dạng, trong đó đặc biệt là cơ khí dân dụng đang là nhu cầu của nhiều đối tượng. Vì vậy có thể nói, sau khi ra trường, cơ hội việc làm đối với HSSV là rất cao và đa dạng.

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận các vị trí việc làm như: cán bộ kỹ thuật tại các công ty, nhà máy, phân xưởng chế tạo, lắp ráp thiết bị, máy móc. Đội trưởng sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí. Tự tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất cơ khí độc lập. Trực tiếp gia công trên các máy tiện, máy phay vạn năng và máy tiện, máy phay CNC để chế tạo các chi tiết máy theo yêu cầu bản vẽ.

Khi Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất của ASEAN thì những lao động có tính chuyên nghiệp, sáng tạo và có kiến thức về máy móc, kỹ thuật cũng luôn được chào đón. Ngành công nghệ cơ khí chính là ngành học đầy tiềm năng và cơ hội.

Nông Thành

TIN LIÊN QUAN

Liên kết đào tạo hệ Đại học cho hơn 500 học viên

NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG

Đầu tư đồng bộ thiết bị giám sát thời gian và quãng đường

Lịch sử, ý nghĩa Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 4/10

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *