CHUYÊN MỤC TIN TỨCĐào tạo lái xeKhoa Cơ giới đường bộTin tức

Xưởng thực hành nghề Công nghệ Ô – Từ lý thuyết đến thực hành

Đã đăng trên

Với tổng diện tích gần 2.000m2, xưởng thực hành nghề Công nghệ ô tô của trường Cao đẳng Bắc Kạn là nơi đưa những kiến thức từ bài giảng, lý thuyết đến thực thế. Qua đó rèn luyện tay nghề cho HSSV.

Học sinh thực hành sửa chữa, bảo dưỡng tại xưởng.

Tham quan một vòng quanh xưởng, chúng tôi bất ngờ với các loại mô hình, thiết bị được nhà trường đầu tư đầy đủ, hiện đại. Thầy Triệu Văn Nấm- Giáo viên Khoa Cơ giới đường bộ cho biết: Thiết bị đầu tư được chia thành các nhóm: Nhóm thiết bị phục vụ chẩn đoán sửa chữa ô tô gồm: Hệ thống chẩn đoán động cơ, máy scan lỗi động cơ. Nhóm thiết bị mô hình: thiết bị thực hành Cơ điện tử ô tô, động cơ xăng, động cơ diesel, hộp số, ly hợp, phanh, điều hòa… Nhóm dụng cụ: có đầy đủ dụng cụ để thực hiện tháo lắp, sửa chữa ô tô. Nhờ đó mà bài giảng luôn gắn liền với thực tiễn, HSSV dễ hiểu, dễ thực hành.

Được biết, các xe tập lái theo chương trình đào tạo dịch vụ lái xe của nhà trường thường xuyên được đưa về xưởng để sửa chữa và bảo dưỡng. Đây là kiện thuận lợi để HSSV phát huy kiến thức và ứng dụng tay nghề từ sớm. Thầy Vũ Xuân Nghĩa- Phó Trưởng Khoa Cơ giới đường bộ cho biết: Từ đầu năm đến nay, giáo viên và HSSV đã tiến hành sửa chữa được 46 lượt xe ô tô tập lái. Trong đó chủ yếu là sửa chữa động cơ; sửa chữa trang bị điện; sửa chữa hệ thống truyền lực (gầm ô tô). Giáo viên sẽ hướng dẫn các em chuẩn đoán, xác định tình trạng kỹ thuật và các pan bệnh của các hệ thống trên ô tô bằng các thiết bị hỗ trợ kiểm tra công nghệ hiện đại. Thực hiện các công việc gia công bổ trợ như hàn điện, hàn hơi, gò, sử dụng các thiết bị nghề nguội…

Sửa chữa động cơ ô tô.

Các dòng xe ô tô khi đưa  về xưởng để sửa chữa, bảo dường cũng rất đa dạng như: Gentra, Vinaxuki, Hyundai, For, Chevrolet, Kia-K3, Vios… Em Trịnh Trung Kiên, Học sinh lớp Công nghệ ô tô K18 cho biết: Mỗi dòng xe của các hãng sẽ có sự khác biệt riêng. Được tự tay tháo lắp, kiểm tra sẽ giúp chúng em hiểu rõ về cơ chế hoạt động của từng loại xe. Sau 2 năm học nghề, em đã có thể nhận định sơ bộ những lỗi thường gặp của những dòng xe khác nhau. Đây cũng chính là mục tiêu học nghề của em, để sau khi ra trường có thể làm việc đúng chuyên môn, sở trường.

Với việc đào tạo gắn dạy lý thuyết với thực hành, gắn rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho HSSV, chất lượng đào tạo nghề Công nghệ ô tô nói riêng và các ngành nghề khác nói chung, Trường Cao đẳng Bắc Kạn ngày càng khẳng định uy tín, thương hiệu của minh, xứng đáng là địa chỉ tin cậy cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

Thu Hường

TIN LIÊN QUAN

Nâng cao chất lượng đào tạo lái xe

Thư viện trường Cao đẳng Bắc Kạn phục vụ gần 500 lượt bạn đọc

Đẩy mạnh công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa quân sự, nghĩa vụ công an

Diễu hành cổ động tuyên truyền về lịch sử, ý nghĩa ngày Kỹ năng lao động Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *